Các buổi lễ Thế_vận_hội_dành_cho_người_khuyết_tật

Khai mạc

Cảnh buổi lễ khai mạc Paralympic Mùa hè 2004 tại Athena.

Theo quy định của Điều lệ Paralympic, có nhiều yếu tố khác nhau góp phần dựng nên lễ khai mạc Thế vận hội Paralympic. Hầu hết các nghi lễ đã được thành lập trong kì Olympic Mùa hè 1920 tại Antwerp.[23] Buổi lễ thường bắt đầu với màn kéo cờ và trình bày bài quốc ca của nước chủ nhà. Sau đó nước chủ nhà sẽ có những màn biểu diễn nghệ thuật về âm nhạc, ca hát, khiêu vũ và phần trình bày tiêu biểu mang tính đại diện cho nền văn hóa của quốc gia.

Sau các phần trình diễn nghệ thuật của buổi lễ là đến cuộc diễu hành vào sân vận động của các nhóm vận động viên theo từng quốc gia, dựa trên thứ tự trong bảng alphabet theo ngôn ngữ mà nước chủ nhà chọn. Đoàn vận động viên của nước chủ nhà sẽ tiến vào sân vận động sau cùng. Bài diễn văn được đọc, kết thúc bằng phần tuyên bố Thế vận hội Paralympic chính thức khai mạc. Cuối cùng, ngọn đuốc Paralympic được đưa vào sân vận động và chuyền cho tới khi nó đến tay người rước đuốc cuối cùng—thường là một vận động viên Paralympic thuộc nước chủ nhà—người sẽ thắp sáng ngọn lửa Paralympic trên chiếc vạc đặt tại sân vận động.[24]

Bế mạc

Lễ bế mạc Thế vận hội Paralympic diễn ra sau khi tất cả các cuộc thi đấu kết thúc. Người đại diện của từng quốc gia tham dự mang quốc kỳ lần lượt tiến vào sân vận động, theo sau là các vận động viên và không hề có bất kỳ sự phân biệt quốc gia nào. Cờ Paralympic được kéo xuống. Cờ của nước đăng cai Paralympic Mùa hè hoặc Mùa Đông tới được kéo lên cùng lúc bài quốc ca tương ứng cất lên. Thế vận hội chính thức khép lại và ngọn lửa Paralympic được dập tắt.[25] Sau những nghi thức bắt buộc, nước chủ nhà sắp tới giới thiệu ngắn gọn về quốc gia của họ qua màn biểu diễn nghệ thuật múa và phần trình bày thể hiện nền văn hóa quốc gia.

Trao tặng huy chương

Natalie du Toit (giữa), huy chương vàng 100m bơi bướm S9 tại Thế vận hội Người khuyết tật 2008. Dù chân trái bị cưa từ năm 17 tuổi, cô đã đoạt tổng cộng 13 huy chương vàng về bơi lội qua 3 kỳ Paralympic 2004, 2008 và 2012.

Buổi lễ trao tặng huy chương được tổ chức sau mỗi sự kiện thể thao Paralympic kết thúc. Người hoặc đội chiến thắng với thành tích cao nhất, nhì và ba đứng trên bục ba tầng và được trao tặng huy chương tương ứng. Sau khi thành viên ban tổ chức đem huy chương ra, cờ quốc gia đại diện cho ba thành phần đoạt huy chương được kéo lên trong khi bài quốc ca của quốc gia sở hữu huy chương vàng vang lên.[26] Những công dân tình nguyện của nước đăng cai đóng vai trò là những chủ nhà trong các buổi lễ trao huy chương, họ trợ giúp ủy viên trao tặng huy chương và là người cầm cờ.[27] Với mỗi sự kiện thể thao Paralympic đều có lễ trao tặng huy chương tương ứng, hầu hết diễn ra vào một ngày sau cuộc thi đấu cuối cùng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thế_vận_hội_dành_cho_người_khuyết_tật http://www.sports.org.au/sports/athletics.html http://www.cbc.ca/olympics/story/2008/09/02/f-para... http://www.canada2010.gc.ca/101/histor/010203-eng.... http://www.paralympiceducation.ca/Content/History/... http://www.canada.com/vancouversun/news/westcoastn... http://sportsillustrated.cnn.com/more/news/2002/03... http://sportsillustrated.cnn.com/paralympics/news/... http://sportsillustrated.cnn.com/paralympics/news/... http://www.deaflympics.com/news/publishedarticles.... http://www.facebook.com/ParalympicSport.TV